Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

CÁCH ĐIÊU TRỊ KHÔNG DÙNG HUYỆT

 CÁCH ĐIÊU TRỊ KHÔNG DÙNG HUYỆT
Trong Diện Chẩn, ngoài việc sử dùng các dụng cụ để dò tìm Sinh Huyệt (Chỗ đau) và tác động lên huyệt đạo theo từng phác đồ khác nhau ( tham khảo tập 2). Còn nhiều biện pháp chữa không tác động trực tiếp lên tình trạng bệnh nhưng sẽ giúp cho việc điều trị sau này được thuận lợi hơn, thậm chí có thể khỏi bệnh mà không cần dùng các kỹ thuật đặc hiệu.
Chúng ta cần xem xét, hỏi và tìm hiểu căn nguyên của chứng bệnh, vì có nhiều yếu tố tác động khiến cho bệnh nhân dễ bị ảnh hưởng, từ đó đưa đến việc phát sinh các triệu chứng. Chúng ta cần xem xét các yếu tố sau :
  1. Bệnh do thiếu vận động: Nếu quan sát thấy bệnh nhân có vẻ chậm chạp, lười nhác và hỏi qua về các hoạt động trong ngày, mà bệnh nhân cho biết là không làm gì hết, không thích đi lại, làm việc…thì trước hết yêu cầu bệnh nhân phải vận động bằng nhiều cách, tùy theo tình trạng sức khỏe mà tiến hành : Xoa bóp, tập vận động nhẹ ( đi bộ – hít thở ) tập thể dục (qua các động tác thể dục dưỡng sinh…) rồi sẽ tiến hành điều trị song song hay sau một thời gian.
  2. Bệnh do ăn uống sai lầm Khi chẩn đoán, cần hỏi thăm về chế độ ăn uống của bệnh nhân để đánh giá xem tình trạng như thế nào, nếu nhận thấy bệnh nhân sử dụng nhiều loại thực phẩm không tốt ( Ăn uống vô độ, uống nhiều rượu bia, dùng thường xuyên các loại nước như nước cam, chanh, nước dừa hay uống nước giải khát có gaz với nước đá …) hay ăn uống luông tuồng không điều độ , không theo một thời điểm nhất định trong ngày hoặc thiếu vệ sinh thì phải yêu cầu hướng dẫn điều chỉnh cách ăn uống cho phù hợp.
  3. Bệnh do sinh hoạt sai lầm : Khi hỏi bệnh ta cần lưu ý đến thời gian biểu của bệnh nhân, nếu do những cách sinh hoạt không đúng như : Thức quá khuya, dậy quá trễ, ngủ quá nhiều, giấc ngủ không điều độ, bất thường khi nhiều khi ít. Làm việc quá sức, không có giờ cho việc thư giãn nghỉ ngơi hay có khi lại có những sinh hoạt tình dục quá độ hay tập luyện thể thao không hợp lý… thì phải xem lại cách sinh hoạt, lịch hoạt động trong ngày để thêm bớt, điều chỉnh trong việc (ngủ, nghỉ ngơi, tắm rửa, giải trí …)
  4. Bệnh do cố gắng quá độ : Chúng ta hỏi han về công việc, giờ làm việc để xem bệnh nhân có hoạt động quá nhiều về thể xác hay tinh thần hay không, nếu có thì trước hết phải giải thích hoặc hướng dẫn bệnh nhân giảm bớt các hoạt động (tính toán làm ăn – công việc dồn dập…) sau đó mới xem đến việc chẩn đoán và điều trị.
  5. Nếu bệnh phát sinh do nơi ở hay nơi làm việc không thích hợp, thì phải sắp xếp lại, hay thay đổi chỗ ở hay chỗ làm việc thì mới có thể chữa khỏi được vì một nơi làm việc chật chội, nóng bức, thiếu vệ sinh hay tối tăm là môi trường tốt cho những căn bệnh phát sinh.
  6. Nếu bệnh do cách xếp đặt bài trí nơi mình ở không hợp thì phải xem lại về mặt địa lý – Phong thủy. Chúng ta hỏi qua về cách bài trí trong nhà, cách đặt bếp, đặt giường ngủ….
  7. Nếu có nhưng xung khắc về tâm lý hay trường sinh học thì phải giải quyết phần nào những vấn đề này trước hay song song với việc điều trị, đặc biệt là đối với các bệnh về tâm thần. Những căng thẳng mà ta gọi là Stress là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh (gọi là bệnh Tâm Căn = bệnh có căn nguyên do chấn thương tâm lý ) Thông thường thì sẽ gây mất ngủ, biếng ăn, buồn phiền, dễ nổi nóng, dễ mất bình tĩnh. Còn nếu kéo dài thì có thể bị suy nhược thần kinh, bị viêm loét bao tử, bị nhức đầu, đau nửa đầu….
Những yếu tố này nếu được chẩn đoán phát hiện đúng mức, thì có khi chỉ cần điều chỉnh lại các vấn đề này là cũng có thể khiến cho bệnh nhân khỏi bệnh, hay ít nhất là giúp cho việc điều trị có nhiều thuận lợi và dễ dàng hơn. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét