Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

CÁC KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ TRONG DIỆN CHẨN

 CÁC KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ TRONG DIỆN CHẨN

               1. Chữa tại chỗ đau

       
Đây là cách đơn giản để chữa một số bệnh thông thường, chủ yếu là chữa các bệnh trên các bộ phận ngoại vi như đầu, lưng, bụng, tay chân… theo nguyên tắc: “Đau đây chữa đó” bằng các thủ thuật như Day, ấn, hơ ngải cứu và dán cao.
2. Chữa theo Sinh Huyệt & Đồ hình
Là cách chọn huyệt căn cứ vào những biểu hiện bệnh lý tức là những dạng dấu hiệu bất thường hay khác thườngđược khám phá bằng mắt hoặc bằng tay không, hoặc dưới sự trợ giúp của các dụng cụ thông thường (không dùng máy) như đầu bút bi hết mực hay dùng que dò để dò tìm các điểm đau (Sinh huyệt).
Các vị trí day bấm hoặc ấn vuốt này có thể nằm trong hay ra ngoài các huyệt vị thông thường. Có thể so sánh nó với lối châm theo thiên ứng huyệt hoặc a thị huyệt của Thể châm. Cách này dựa trên cơ sở của thuyết đồng bộ và đồng bộ thống điểm.
3. Chữa theo phác đồ đặc hiệu
Là cách chọn huyệt theo các huyệt đặc hiệu, tức là huyệt đã biết rõ vị trí, tính chất, công dụng đặc hiệu của nó đối với một loại bệnh chứng nào. Cách này dựa trên cơ sở của thuyết Sinh khắc, đôi khi chỉ cần 1 huyệt là đủ giải quyết một chứng bệnh nào đó của bệnh.
4. Chữa theo Sinh huyệt tại nơi có bệnh và xa nơi có bệnh (không dựa theo Đồ h́nh)
Dựa trên cơ sở của thuyết bất thống điểm, người chữa bệnh chọn những điểm ít nhạy cảm nhất trên da mặt (không đau, ít đau) mà tiến hành chữa trị. Tất nhiên nó phải được phối hợp với thuyết đồng bộ để biết vùng tương ứng mà chọn huyệt.
5. Chữa theo lý luận Đông Y
Cách này đặc biệt dành cho giới Lương y hoặc những người Tây y đã biết khá nhiều về Đông y, tùy theo sở học của mình mà sẽ chọn huyệt dựa vào các lý thuyết của Đông y trong Nội kinh, Nạn kinh, lý luận về Kinh lạc, Tạng tượng, Âm Dương, Ngũ hành, để chữa bệnh từ gốc…Kết quả thế nào sẽ tùy thuộc trình độ của mình.
6. Chữa theo lý luận Tây Y
Tương tự như trường hợp trên nhưng dành cho giới Tây y (thường là các bác sĩ dựa vào các tác dụng của huyệt phù hợp với triệu chứng và cơ chế bệnh theo Tây y để định phát đồ điều trị).
7. Chữa theo kinh nghiệm và trực giác
Hệ thống trị liệu theo Diện Chẩn được xem là một biện pháp chữa trị mở, biến người bệnh thành thày thuốc, vì thế khi điều trị mỗi người có thể có được những kinh nghiệm riêng của mình mà đưa ra những biện pháp chữa trị khác nhau và cũng qua các kinh nghiệm mà h́nh thành những cảm nhận mang tính trực giác để có thể đưa ra một số biện pháp đặc thù có tác dụng riêng cho bản thân hay các trường hợp mà mình điều trị.
8. Chữa theo tính năng đặc hiệu của dụng cụ
Các dụng cụ của Diện Chẩn (86 món) được thiết kế để có thể tác động qua nhiều kỹ thuật khác nhau : Ấn, day, cào, gơ, lăn .v.v. V́ thế, khi tác động ta cần phải xem hiệu quả của biện pháp đang sử dụng. Nếu thấy không có hiệu quả hay hiệu quả thấp, th́ì ta có thể đổi qua kỹ thuật khác, sao cho phù hợp.

Ảnh minh hoạ: Thủ pháp ấn huyệt dụ: Nếu day, ấn không hiệu quả có thể chuyển sang cào, gõ…để việc tác động đạt hiệu quả tốt nhất.
9. Chữa theo tính năng và chủ trị của Huyệt

Ảnh minh hoạ : Các huyệt vùng tam giác gan
Trong phương pháp Diện Chẩn, có đến trên 500 huyệt đạo trên khuôn mặt (Trực diện và bán diện) và phía sau vành tai. Trong đó có các huyệt có tính năng đặc hiệu dùng để chữa một số bệnh nội tạng như các huyệt 233 – 41 – 50 được gọi là tam giác gan dùng để chữa các bệnh về gan. 
10. Chữa theo Huyền công
Ngoài các kỹ thuật trên – Diện Chẩn còn có một kỹ thuật cao cấp chữa các loại bệnh bao gồm 12 thủ pháp được gọi là “Thập Nhị Huyền Công”. Để thực hành được các thủ pháp này, người sử dụng phải có một quá trình tập luyện Âm Dương Khí Công, có được sự bình tâm và niềm tin vào phương pháp. Các kỹ thuật này là :
1. Ngôn Công: Chữa bệnh qua việc dùng lời nói.
2. Niệm Công : Chữa bệnh bằng cách đọc số huyệt đạo của Diện Chẩn.
3. Ý Công: Dùng ý nghĩ tác động đến các huyệt đạo để chữa bệnh.
4. Chỉ Công: Dùng ngón tay chỉ “cách không” vào vị trí các huyệt đạo hay bộ phận đang bị bệnh để chữa bệnh.
5. Nhãn Công: Chữa bệnh bằng ánh mắt.
6. Khoán Công Dùng ngón tay hay ý nghĩ viết chữ trên bộ phận đang bị bệnh để chữa bệnh.
7. Ảnh Công: Chữa bệnh bằng việc tác động bằng nhiều hình thức khác nhau trên hình ảnh ( Hình cơ thể học, Đồ hình – Huyệt Đạo của Diện Chẩn, hình chụp X Quang …) và bằng nhiều phương tiện: Qua màn hình điện thoại, máy chụp hình, màn hình vi tính….
8. Thuỷ Công : Dùng nước để chữa bệnh.
9. Phách Công: Chữa bệnh qua cách phẩy tay vào bộ phận có bệnh của bệnh nhân.
10. Từ Công Dùng chữ viết để trị bệnh, (Thư pháp trị liệu)
11. Phóng Công: Dùng 5 ngón tay búng vo bộ phận có bệnh của bệnh nhân
                     12. Đàn Chỉ Thần Công: Dùng ngón tay trỏ để chỉ tay vào bộ phận có bệnh của bệnh nhân.

Ảnh minh hoạ : Kỹ thuật Ảnh công: Dùng que dò ấn trên đồ hình



DIỆN CHẨN ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP

Các bài viết liên quan: 

MỤC LỤC: 

KIẾN THỨC TỔNG HỢP: 

A - Diện Chẩn là gì?
 01 - Đại Cương
 02 - Các Thuyết cơ bản của diện chẩn
 03 - Nguyên lý đồng ứng

B - Sinh huyệt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét