Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Nguyên Lý Đồng Ứng

3.     Đồ hình theo nguyên lý Đồng ứng
Ngoài việc phản chiếu các bộ phận trên gương mặt, theo thuyết Đồng Ứng (Đồng thanh tương ứng - Đồng khí tương cầu) thì các bộ phận ngoại vi và các cơ quan nội tạng cũng phản chiếu trên bàn tay và trên các bộ phận có hình dáng tương tự theo Thuyết Đồng Hình Tương Tụ. Vì thế, để điều trị các bộ phận trong cơ thể, ta cũng có thể tác động trên các ngón tay, lòng bàn tay hay lưng bàn tay vào các điểm hay vị trí tùy theo sự phản chiếu hay có hình dáng tương tự với các bộ phận đó. 



Mỗi ngón tay đồng ứng với một con người:Ta có thể xoa bóp, ấn tìm điểm đau hay hơ trên ngón tay để hỗ trợ việc điều trị hoặc tìm ra các bộ phận gây bệnh (ấn vào thấy đau) đồng ứng trên từng ngón tay.
Các ngón tay đồng ứng với khung xươngXoa bóp hay hơ trên ngón tay giúp cho việc điều trị sự đau nhức các xương và khớp xương trên cơ thể.
Các ngón tay cũng tương ứng với các cơ quan nội tạng – tác động lên các đốt ngón tay cũng có thể giải quyết các vấn đề của nội tạng
Bàn tay úp đồng ứng với các bộ phận phía sau lưng của cơ thể:Xoa bóp, hơ hay ấn vào các ngón tay (để úp) cũng là cách tác động vào các khu vực đồng ứng ở phía sau cơ thể.
Bàn tay nắm với ngón cái gấp vào trong đồng ứng với cái đầu: Khi tác động vào các điểm trên lưng bàn tay, sẽ có hiệu quả trên các khu vực ở đầu.
Bàn tay nắm với ngón cái duỗi thẳng, lại đồng ứng với trái tim:Khi tác động (bằng việc hơ ngải cứu) trên bàn tay trong tư thế này là ta đã tác động trên trái tim.
Cánh tay úp đồng ứng với lưng – cổ gáy – đầu:Hơ hay ấn trên các điểm đồng ứng vùng cánh tay hay vùng lưng, có tác động làm giảm đau các phần gây đau nơi lưng hay trên cánh tay.
Cánh tay ngửa đồng ứng với phần ngực – bụng…
Bàn tay với ngón cái và trỏ tạo thành vòng tròn, đồng ứng với mắt: Trong tư thế này, có thể tác động bên trong 2 ngón để chữa các bệnh đau mắt đỏ, nóng đổ ghèn hay bụi vào mắt.
Bàn tay nắm trong tư  thế này, đồng ứng với đại não – Tác động qua việc hơ ngải cứu hay lăn bằng cây lăn có thể chữa bệnh nhức đầu, đau dầu một bên.
Hai bàn tay úp, đồng ứng với phía dưới não bộHỗ trợ điều trị các bệnh tai biến mạch máu não, tâm thần, nhức đầu, mất ngủ.. bằng cách hơ ngải cứu trong lòng bàn tay.

Các tư thế bàn tay – đầu gối đồng ứng với bộ phận sinh dục nữ – hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa liên quan đến bộ phận này bằng cách tác động trên các vùng đồng ứng.
Ngoài một số các bộ phận nêu trên, bàn tay và các ngón tay còn phản chiếu và đồng ứng với nhiều bộ phận khác trong cơ thể như hai cánh tay dơ lên đồng ứng với hai ngón tay chĩa lên (hình chữ V) còn hai ngón tay chĩa xuống (hình chữ V úp lại) thì lại đồng ứng với hai chân. Hay mé ngoài cánh tay (từ khuỷnh tay đến cổ tay) đồng ứng với phần trên của cơ thể phía lưng  ( từ cổ gáy đến thắt lưng ) còn  mé trong cánh tay lại đồng ứng với phần trước cơ thể  (từ cổ họng xuống đến phần dưới bụng).
Hai bàn tay với các ngón tay đan xen vào nhau đồng ứng với xương sườn (hai mặt úp và ngửa ra) Còn bàn tay với hai ngón trỏ và giữa chĩa ra còn ba ngón kia gập lại thì đồng ứng với lá mía (tụy tạng) hay bàn tay hơi khum lại thì lại đồng ứng với gan….
Đồ hình đồng ứng trên bàn chân
Mỗi một ngón chân tương ứng với một đầu người:Khi tác động lên ngón chân sẽ hỗ trợ các tác động trên vùng đầu
Bàn chân đồng ứng cột sốngHai bàn chân đồng ứng các bộ phận nội tạng trong cơ thể.
Hai bàn chân đồng ứng với hai quả thận :
Các ngón chân : Tuyến thượng thận.
Cạnh trong bàn chân: tỉnh mạch thận (màu xanh), động mạch thận ( màu đ)
Phần gan bàn chân: Quả thận.
          Như thế, ta thấy ngoài việc phản chiếu các bộ phận trên gương mặt, thì các bộ phận và cơ quan nội tạng còn phản chiếu và đồng ứng trên bàn tay, cánh tay, cổ tay, khuỷnh tay, đầu gối, bàn chân… vì thế tính phản chiếu của phương pháp Diện Chẩn được gọi là sự phản chiếu đa hệ (Multireflecxology) khác với các phương pháp phản chiếu trên từng khu vực ( như phản chiếu trên loa tai, phản chiếu trên bàn tay, bàn chân ) của các phương pháp khác.
            Chính vì tính đa hệ nên sự tác động của phương pháp Diện Chẩn được mở rộng, phong phú và hiệu quả, do không bị gò bó vào một số kỹ thuật nhất định. Đau một chỗ, có thể chữa trên nhiều chỗ, bằng nhiều kỹ thuật, nhiều dụng cụ khác nhau vì chúng ta nên biết rằng, mặc dù cùng một tình trạng, một bệnh chứng nhưng mức độ nặng nhẹ, và sự đáp ứng cũng như phản ứng của mỗi bệnh nhân đều khác nhau, vì thế cũng một loại thuốc, một kỹ thuật điều trị giống nhau, nhưng có người khỏi, có người không.
            Còn đối với Diện Chẩn thì khi tình trạng của người bệnh không khỏi do tác động cách này thì ta có thể đổi qua cách khác, tác động chỗ khác … cho đến khi tìm ra một phác đồ thích hợp nhất. Đó là sự linh động, biến hóa của Diện Chẩn mà không có phương pháp nào có được. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét